Blog

SỬ DỤNG CHITOSAN ĐỂ GIẢM HAO PHÍ SAU THU HOẠCH

Theo dõi Series bài viết Chitosan ở đây:


Khi đặt bút viết bài này, tác giả nhớ ngay đến kỷ niệm lần đầu tự đi mua rau quả. Có thể bạn không nghĩ đến, nhưng với tác giả, việc tự đi chợ làm cô có cảm giác mình đã là người lớn; có thể tự thanh toán hóa đơn đúng hạn và không quên tích trữ giấy vệ sinh (nhất là qua đợt Covid-19 – Australia during the pandemic) Về đến nhà, cô liền xếp những sản phẩm đầy màu sắc vào tủ lạnh, và tự hào về thành quả của mình. Cô đã tiêu tiền cho mục đích chính đáng – thực phẩm tốt cho sức khỏe (nên tối nay cô sẽ tự thưởng mình 1 chầu pizza). Tuy nhiên, thực tế phũ phàng khi cô nhận ra một phần rau quả đã bị hư thối. Chắc chắn rằng mọi người đều đã từng thấy ray rứt khi phải vứt bỏ đồ ăn bị hư và có khi bạn còn chưa đụng đến lần nào. Và tệ hơn, khoảng cách giữa ngày lấy chúng từ cửa hàng đến khi cho vào thùng rác thật quá ngắn ngủi.

Dưới đây là một số thông tin đã làm VNF thức tỉnh hành động, chúng tôi hy vọng bạn cũng vậy:

2021 đã và sẽ tiếp tục là một năm tồi tệ đối với nạn đói trên thế giới, chủ yếu do đại dịch COVID-19. Liên hợp quốc (United Nations) thống kê có khoảng 957 triệu người đang thiếu thức ăn.

Trong khi nạn đói thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, ước tính khoảng 1/3 thức ăn tiêu thụ (1,3 tỷ tấn) đang bị thất hoát hoặc lãng phí – gây tổn thất khoảng 940 triệu USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm.

Trong số đó, khoảng 50% là rau củ & trái cây , chủ yếu do thất thoát sau thu hoạch – khoảng 3,7 nghìn tỷ quả táo. Đó không chỉ là lãng phí thức ăn mà còn lãng phí những nguồn tài nguyên đã tiêu tốn để tạo ra sản phẩm và vận chuyển đến bàn ăn: nước tưới, đất trồng, nhiên liệu cho trồng trọt, thu hoạch và cả vận chuyển.

Bạn có biết rằng để tạo ra được một quả táo cần tới 125 lít nước? Đồng nghĩa với việc vứt đi 1 quả táo là chúng ta đã lãng phí 125 lít nước.

Tóm lại thế giới có đủ thức ăn cho mọi người, thứ chúng ta thiếu chính là đồng lòng cùng nhau bảo tồn & duy trì những tài nguyên hữu hạn để mọi người cùng được chia sẻ. Hơn thế nữa, dân số thế giới ước tính sẽ đạt 9,8 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu lương thực sẽ đạt đỉnh điểm, nên cần hành động ngay để giải quyết vấn đề an ninh lương thực sắp tới.

Vậy VNF đang đóng góp những gì?

Có nhiều tác nhân ảnh hưởng chất lượng nông sản: sâu bệnh, côn trùng, bảo quản không đúng cách. Toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng. Các mặt hàng giờ có thể có mặt ở khắp nơi. Chuỗi cung ứng ngày càng mở rộng, sự thay đổi khí hậu giữa các quốc gia tất cả đều góp phần làm nông sản hư hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng. Quan trọng nhất vẫn là các loại trái cây có quá trình sinh hóa riêng như tự chín, mất nước, thay đổi cấu trúc, màu sắc, tất cả đều dẫn đến hỏng, và cuối cùng nằm trong thùng rác nhà bạn.

Giải pháp thông thường là dùng hóa chất để bảo vệ nông sản sau thu hoạch: thuốc diệt nấm, chlor, formaldehyde hay sulphite…Tuy nhiên những hợp chất này vô cùng nguy hại cho môi trường (đặc biệt khi không được quản lý tốt) và sức khỏe người tiêu dùng. “Khi ăn dâu tây, thứ duy nhất mà bạn muốn dùng chung là Sô-cô-la chứ không phải là Sulphite’’

Những phương pháp bảo quản vật lý như container lạnh hay bao bì kiểm soát khí quyển. Tuy nhiên, chi phí quá cao. Tương tự, các hóa chất sinh hóa (lysozymes; polyphenols) được làm từ tự nhiên nhưng không phổ biến & giá thành cao. Nhìn chung những phương pháp kể trên chủ yếu ứng dụng ở khâu trồng trọt, nhưng còn việc bảo quản đến tay người tiêu dùng thì sao?

Vì vậy, làm sao để xoài Việt Nam thuận lợi trải qua hành trình 4 tuần tới Mỹ và đến tay người tiêu dùng? Cũng như những bài báo trước, giải pháp an toàn, bền vững, hiệu quả và giá cả hợp lý cho giai đoạn sau thu hoạch (có khi còn là phương pháp chữa Covid) mà chúng tôi nghĩ đến chính là:…

(Xin cho 1 tràng vỗ tay)…SỬ DỤNG CHITOSAN

Nếu bạn còn nhớ những bài trước của Series, chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến 3 đặc tính của Chitosan: ‘THÂN THIỆN SINH HỌC, PHÂN HỦY SINH HỌC VÀ KHÁNG KHUẨN’. Không thể phủ nhận rằng mọi loại trái cây đều cần được bảo vệ từ lúc thu hoạch đến khi được bày trên đĩa. Ít nhất Chitosan vẫn là một giải pháp an toàn và không nguy hại cho sức khỏe con người trong dài hạn.

Với Chitosan, hãy yên tâm rằng đó là một hợp chất an toàn và có thể ăn được. Chitosan đã được FDA cho phép sử dụng trong thực phẩm và các ứng dụng liên quan đến sức khỏe. Với nhiều đặc tính hữu ích cho con người và tự nhiên, Chitosan là một hợp chất an toàn và hiệu quả dùng để bảo quản trái cây mà vẫn đảm bảo chất lượng, kết cấu và vẻ ngoài của trái– từ nông trại, vượt đại dương và nằm gọn trong tủ lạnh nhà bạn.

KHÔNG SỬ DỤNG CHITOSANSỬ DỤNG CHITOSAN

Vì bản chất là một polymer tự nhiên, Chitosan có khả năng tạo màng đặc biệt. Khi nhúng và/ hoặc phun Chitosan lên trái cây, Chitosan sẽ tạo một lớp màng bán thấm có chọn lọc. Lớp màng này có tác dụng như một bao bì kiểm soát khí quyển, điều chỉnh hàm lượng O2 và CO2 trong trái nhờ đó:

  • Làm chậm quá trình tự chín của trái cây, thông qua ức chế quá trình sản sinh ethylene và kiểm soát mức độ hô hấp của trái
  • Giảm hao hụt trọng lượng và kích thước, thông qua ngăn chặn quá trình bay hơi.
  • Ít bị hư thối do lớp màng Chitosan ngăn cản các loại vi khuẩn/nấm xâm nhập.

Cuối cùng, xin nhắc lại, vấn đề thất thoát sau thu hoạch không thể giải quyết bằng 1 giải pháp đơn lẻ. Như ông David Attenborough từng nói “The one thing we can all do is stop waste’’, vì vậy chúng ta hãy thử dùng CHITOSAN nhé.