Sự thật #1: Những con cá hồi bơi hàng trăm dặm mỗi năm, vượt qua hàng ngàn dặm và bơi ngược dòng thác để quay về nơi chúng sinh ra để đẻ trứng.
Sự thật #2: Chim hồng hạc có thể sống tới 70 tuổi và được coi là một trong những loài chim có tuổi thọ cao nhất.
Sự thật #3: Astaxanthin có thể là con đường ngắn nhất giúp bạn trở thành một phi hành gia vũ trụ. (Trừ khi bạn là Jeff Bezos). Nhưng nghiêm túc mà nói, “NASA coi astaxanthin là cần thiết cho sức khỏe phi hành gia”.
Vào năm 2018, các phi hành gia NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã kiểm tra xem liệu việc sản xuất Astaxanthin có thể xảy ra trong môi trường vi trọng lực của không gian hay không. Kết luận của NASA: Astaxanthin là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể thúc đẩy sức khỏe phi hành gia trong không gian và tạo ra những lợi ích sức khỏe lâu dài – “bí mật của cuộc sống trong nhiều thập kỷ”. Đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại (và phụ phẩm tôm).
Trong bài báo trước về Astaxanthin, chúng tôi đã tiết lộ Astaxanthin đến từ đâu (tôm, cá hồi, vi tảo đỏ… và dĩ nhiên không phải từ những củ cà rốt). Chúng tôi cũng đã viết, “Là sản phẩm đa chức năng, Astaxanthin mang lại những lợi ích to lớn cho hầu hết sinh vật sống”. Đó là một tuyên bố khá táo bạo, nhưng chúng tôi đã dựa theo lời trích dẫn của NASA, vì vậy chúng tôi hứa sẽ chứng minh điều đó. Chính vì điều đó các phi hành gia và chim hồng hạc đang sử dụng nó để sống lâu hơn, hãy cùng chúng tôi tận hưởng một ly cùng với “Happy Astaxanthin Hour” để cùng chúng tôi tìm hiểu cơ chế hoạt động của Astaxanthin.
Chức năng 1: Astaxanthin – CHẤT TẠO MÀU quyền lực
Động vật không thể tự mình tổng hợp Astaxanthin. Astaxanthin cần được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Sau khi được tiêu hóa, Astaxanthin được hấp thụ qua thành ruột non vào máu và nằm ở các cơ quan khác nhau. Các liên kết đôi liên hợp của AST sẽ hấp thụ ánh sáng và tạo ra màu đỏ tuyệt đẹp, sau đó lắng đọng vào lòng đỏ trứng, da, thịt, lông và vỏ. Do đó, cá hồi chuyển từ màu trắng sang màu cam và hồng hạc từ màu xám xịt sang màu hồng bằng cách hấp thụ Astaxanthin. [2]
Astaxanthin tự do có màu đỏ, vậy còn Astaxanthin trong động vật giáp xác thì như thế nào? Con tôm bạn thường ăn ban đầu không hề có màu đỏ cam. Điều này là do Astaxanthin liên kết với các protein đặc thù (crustacyanin), làm thay đổi sắc tố và khả năng hấp thụ ánh sáng của nó. Khi các protein này bị biến tính bởi nhiệt (ví dụ như qua quá trình nấu chín), sắc tố Astaxanthin được giải phóng, dẫn đến màu đỏ. Merry Christmas and Hallelujah! Hóa ra tôm xám xanh ở siêu thị là điều bình thường trong tự nhiên chứ không phải vì chúng cảm thấy “xanh mặt” trước bữa tối. [2]
Khả năng tạo màu của Astaxanthin hiện được tận dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để nâng cao chất lượng cảm quan của lòng đỏ trứng, thịt cá hồi và tôm, từ đó nâng cao giá trị thương mại. (Sắc tố đỏ cam phản ánh chất lượng của sản phẩm và giá trị sức khỏe tốt hơn). Hơn nữa, ứng dụng tạo màu của Astaxanthin cũng đã mở rộng sang thực phẩm và mỹ phẩm (son môi). [3]
Chức năng 2: Astaxanthin như một chất CHỐNG OXY HÓA chống lại stress oxy hóa
Astaxanthin được coi là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất trên hành tinh. Với đặc tính vượt trội của nó, NASA phải mang chúng lên vũ trụ để kéo dài tuổi thọ lâu hơn! Công việc chính của chất chống oxy hóa đúng như tên của nó – chống lại các tổn hại do oxy hóa (hay còn gọi là chất oxy hóa) – cụ thể là CÁC GỐC TỰ DO.
Gốc tự do là những phân tử nhỏ được tạo ra từ các hoạt động trao đổi chất hàng ngày trong cơ thể chúng ta. Nói một cách đơn giản, chúng không ổn định do có một điện tử độc lập và chưa ghép đôi. Nhiệm vụ của gốc tự do: đánh cắp điện tử bị thiếu đó. Cơ thể muốn kiểm soát các gốc tự do này vì cuối cùng chúng sẽ đánh cắp các điện tử từ các tế bào khỏe mạnh, do đó phá hủy DNA, mô và cấu trúc tế bào của chúng ta – được gọi là ‘phản ứng chuỗi oxy hóa’.
Ví dụ, khi cuộc sống trở nên khó khăn, điều kiện sống thay đổi, chế độ ăn uống không cân bằng, bệnh tật và lão hóa, các gốc tự do được sản sinh quá mức gây ra ‘’tổn thương oxy hóa’’ cho cơ thể.
Tổn thương oxy hóa được gọi là ‘’gỉ sinh học’’ làm suy giảm chức năng của các tế bào và mô của chúng ta – giống như gỉ sét làm suy yếu động cơ. Theo thời gian, tác hại của quá trình oxy hóa có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim, các bệnh về da, các dấu hiệu lão hóa rõ ràng hơn,… và nhiều bệnh khác.
Astaxanthin để giải cứu!
Là một chất chống oxy hóa, Astaxanthin có thể ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do và loại bỏ các gốc tự do – về cơ bản là ‘’giúp đỡ’’ bằng cách cho và/hoặc nhận một điện tử để trung hòa gốc tự do và chấm dứt chuỗi phản ứng oxy hóa của nó. Nhưng chính xác thì tại sao Astaxanthin lại là một trong những chất mạnh nhất (xin nhắc lại: chúng ta đang nói về các đặc tính chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư)?
Hầu hết các chất chống oxy hóa đều ưa nước (tan trong nước) hoặc ưa dầu (tan trong chất béo), có nghĩa là hoạt động của chúng chỉ giới hạn trong việc bảo vệ phần chất lỏng (nước) hoặc lipid (chất béo) của tế bào. Hiệu lực của Astaxanthin đến từ khả năng độc đáo của nó trong việc trải dài màng tế bào, bảo vệ cả các thành phần tan trong nước và tan trong chất béo. Nó cũng có thể nhắm đến cơ tim và cơ xương, đồng thời chạm đến hàng rào máu não để bảo vệ não. Tóm lại, astaxanthin tự nhiên là chất chống oxy hóa mạnh, giống như một gã khổng lồ có thể chạm đến bất cứ thứ gì.
Những lợi ích từ việc bổ sung Astaxanthin còn rất nhiều; do đó chúng ta còn một loạt bài viết về Astaxanthin gồm 9 phần. Nếu như trong bảng điểm, chắc chắn Astaxanthin sẽ đạt toàn điểm A. Nhưng bây giờ, sau khi bạn chiêm ngưỡng màu sắc của cá hồi, hãy cảm ơn cá vì những lợi ích chống oxy hóa mà chúng mang lại… và ăn thôi!
Hãy theo dõi bài viết tiếp theo khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ‘’sức mạnh’’ của Astaxanthin so với các chất chống oxy hóa và chất tăng cường sắc tố yêu thích của mọi người. Một bật mí nhỏ: Trà xanh đang ngồi đó ghen tị, tự hỏi Astaxanthin có gì mà nó không có.
NGUỒN:
[1] discoverwildlife, “Flamingo guide: how to identify each species and where to see.” https://www.discoverwildlife.com/animal-facts/birds/facts-about-flamingo/ (accessed Nov. 20, 2021).
[2] K. C. Lim, F. M. Yusoff, M. Shariff, and M. S. Kamarudin, “Astaxanthin as feed supplement in aquatic animals,” Rev. Aquac., vol. 10, no. 3, pp. 738–773, 2018, doi: 10.1111/raq.12200.
[3] S. H. A. Raza et al., “Beneficial effects and health benefits of Astaxanthin molecules on animal production: A review,” Res. Vet. Sci., vol. 138, no. May, pp. 69–78, 2021, doi: 10.1016/j.rvsc.2021.05.023.
[4] S. Fakhri, F. Abbaszadeh, L. Dargahi, and M. Jorjani, “Astaxanthin: A mechanistic review on its biological activities and health benefits,” Pharmacol. Res., vol. 136, no. August, pp. 1–20, 2018, doi: 10.1016/j.phrs.2018.08.012.
[5] M. Sztretye et al., “Astaxanthin: A Potential Mitochondrial-Targeted Antioxidant Treatment in Diseases and with Aging,” Oxid. Med. Cell. Longev., vol. 2019, 2019, doi: 10.1155/2019/3849692.