Blog

PEPTIDE – MẢNH GHÉP DINH DƯỠNG HOÀN HẢO CHO VẬT NUÔI

Follow our “Shrimp-based Functional Peptides” Series here:

Bài 1: Peptide – Mảnh ghép dinh dưỡng hoàn hảo cho vật nuôi
Bài 2: Tính dễ tiêu của ‘Peptide chức năng từ tôm’
Bài 3: ‘Peptide chức năng từ tôm’ – chất dẫn dụ mới & hiệu quả
Bài 4: Các hoạt tính sinh học của ‘Peptide chức năng từ tôm’
Bài 5: Các giá trị ‘Peptide chức năng từ tôm’ mang đến cho thị trường

Protein là dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Protein được bổ sung vào cơ thể của vật nuôi thông qua ba nguồn chính: Protein thô, Amino Acid và Peptide

  1. Protein thô (nguồn chính và truyền thống): Đang gặp vấn đề về tính bền vững và hiệu suất sử dụng. Protein thô từ động vật có nguồn cung đang giảm dần và đắt đỏ, trong khi đó Protein thô từ thực vật chứa thành phần kháng dưỡng và thiếu tính ngon miệng.
  2. Amino Acid (AA) tự do: Được dùng để bổ sung lượng AA bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn và tối ưu hiệu quả sử dụng Protein [1]. Do rào cản công nghệ và đầu tư, chỉ có vài công ty trên thế giới có khả năng sản xuất AA và chỉ tập trung vào các AA thiết yếu (EAA- Essential Amino Acids)
  3. Peptide: Là chuỗi liên kết của từ 2 – 71 AA [2]. Ngoài nhiệm vụ cung cấp Protein, Peptide có nhiều chức năng hữu ích khác như tính ngon miệng, hỗ trợ đường ruột, tăng cường miễn dịch… Peptide đang nhận được nhiều sự quan tâm và có tiềm năng phát triển.

Hình 1. Tổng quan thị trường Protein thô, Peptide, và Amino Acid

Nguồn: (a) Tham khảo từ CJBio, Ajinomoto, Addiseo; (b) 2020, Peter H. Selle, (c) Ước lượng dựa trên sản lượng một số sản phẩm tiêu biểu theo báo cáo của GMI, 2016

Series các bài viết của chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các điểm ưu việt, chức năng, và cơ chế hoạt động của Peptide với vai trò là mảnh ghép hoàn thiện thị trường Protein. Trước hết hãy cùng tìm hiểu quá trình phân giải & tổng hợp protein trong cơ thể.

CƠ CHẾ PHÂN GIẢI VÀ TỔNG HỢP PROTEIN

Hình 2. Quá trình Dị hóa và Đồng hóa Protein

Nguồn: Minh họa dựa theo nghiên cứu của Yongqing Hou, 2017

Protein thô khi vào cơ thể sẽ được các enzyme tiêu hóa phân giải thành các Peptide và AA tự do [2]. Cụ thể:

  • Chỉ có Di/Tri-Peptidevà AA được hấp thụ trực tiếp qua tế bào thành ruột [3], tổng hợp thành Protein mới cho cơ thể;
  • Protein thô và các Peptide có khối lượng phân tử lớn hơn cần cắt mạch mới hấp thu được [4]. Trường hợp các Protein này đi đến ruột già mà vẫn chưa được hấp thu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, môi trường, và chi phí của người chăn nuôi (xem hình 3).

Quá trình phân giải Protein thô cần rất nhiều enzyme, năng lượng, thời gian, nhưng hiệu suất sử dụng chưa tối ưu, vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu và bền vững hơn.

Hình 3. Cơ chế đào thải Protein dư thừa & Hậu quả

Nguồn: (a) 2010, Crude protein in piglet diets; (b) Talk Business & Politics; (c) Environment Protection Agency; (d) Gene Food

Giải pháp AA giúp xử lý nhiều hạn chế của giải pháp Protein thô như tăng hấp thu và giảm thiểu ảnh hưởng của protein dư thừa tới sức khỏe vật nuôi… Tuy nhiên do thị trường chỉ có 8 loại thương mại hóa trong khi cơ thể cần hơn 20 loại AA để tổng hợp Protein [5], nên giải pháp AA vẫn chưa hoàn chỉnh như một giải pháp độc lập.

GIẢI PHÁP PEPTIDE CHỨC NĂNG TỪ TÔM CỦA VNF

“Peptide chức năng” từ tôm của VNF góp phần tối ưu hóa việc sử dụng Protein. Cụ thể về mặt chức năng, giải pháp Peptide giúp đa dạng hóa danh mục AA, tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, và bổ trợ sức khỏe. Ngoài ra, VNF tự hào có thể cung cấp được một giải pháp peptide bền vững và hiệu quả về mặt chi phí, nhờ vào áp dụng công nghệ sinh học và sản xuất theo định hướng không chất thải.

Hình 4. Giải pháp bổ trợ của “Peptide chức năng” (từ tôm) của VNF

Chi tiết về cơ chế và cách thức “Peptide chức năng” (từ tôm) bổ trợ cho Protein thô và AA sẽ được phân tích ở Bài 2 của Series.

Mời các bạn đón xem!

Nguồn tham khảo:

  1. Pierre DALIBARD, Vincent HESS, Loïc LE TUTOUR, Manfred PEISKER, Silvia PERIS, Ainhoa PEROJO GUTIERREZ, Mark REDSHAW, Amino Acids in Animal Nutrition, Fefana Publication, 2014, ISBN 978-2-9601289-3-2
  2. G.K. Grimble, Mechanisms of Peptide and Amino Acid Transport and Their Regulation, Proteins, Peptides and Amino Acids in Enteral Nutrition: Nestlé Nutrition Workshop Series Clinical & Performance Program, Vol. 3, pp. 63–88, 2000
  3. Henry J. Binder and Adrian Reuben, Nutrient digestion and absorption, Medical Physiology A Cellular and Molecular Approach, Updated 2nd Ed
  4. J.P.F. D’Mello, Amino acids in animal nutrition, CABI Publishing, 2003, ISBN: 0-85199-654-X
  5. Michael J. Lopez; Shamim S. Mohiuddin, Biochemistry, Essential Amino Acids, StatPearls Publishing; 2021