Follow our “Shrimp-based Functional Peptides” Series here:
Bài 1: Peptide – Mảnh ghép dinh dưỡng hoàn hảo cho vật nuôi |
Bài 2: Tính dễ tiêu của ‘Peptide chức năng từ tôm’ |
Bài 3: ‘Peptide chức năng từ tôm’ – chất dẫn dụ mới & hiệu quả |
Bài 4: Các hoạt tính sinh học của ‘Peptide chức năng từ tôm’ |
Bài 5: Các giá trị ‘Peptide chức năng từ tôm’ mang đến cho thị trường |
Nhớ lại lần gần nhất bạn ăn một chiếc croissant nóng hổi (nếu đó là món yêu thích nhất của bạn – như tác giả bài viết này). Hít hà mùi bơ sữa đậm đà của chiếc bánh mới ra lò, bạn cắn thử một miếng. Vỏ bánh giòn, các lớp bánh mềm mại và nhân choocolate ngọt tan trong miệng. Chẳng mấy chốc bạn ăn hết nguyên cái bánh và thòm thèm cái thứ hai.
Vật nuôi cũng giống như chúng ta. Thức ăn “thơm” thì chúng mới ăn (“Tính dẫn dụ”), “ngon” thì mới ăn nhiều (“Tính ngon miệng”). Thiếu tính dẫn dụ và ngon miệng, vật nuôi không ăn (hoặc ăn ít), ảnh hưởng tới tăng trưởng, gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, mỗi loài vật nuôi có đặc điểm và tập tính ăn khác nhau, đòi hỏi khác nhau về chất dẫn dụ và ngon miệng.
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG VẬT ẢNH HƯỞNG TỚI TẬP TÍNH ĂN
Động vật thủy sản
Tôm, cá nhận biết thức ăn phần lớn nhờ cảm nhận hóa học (khứu và vị giác) vì môi trường sống của chúng – nước – giúp dẫn truyền chất hiệu quả [1] [2]. Tuy nhiên chỉ có một số chất trong thức ăn mới hấp dẫn được chúng, và các chất này chuyên biệt cho từng loài (Cũng giống như ba mẹ bạn thích mùi sầu riêng nhưng bạn thì không vậy!). Ví dụ, Alanine, Arginine, Phenylalanine và Glycine ở tôm, Alanine, Proline, Arginine, Phenylalanine và Leucine,… ở cá hồi vân [3]
Chất dẫn dụ trong thủy sản vì vậy cần đáp ứng hai tiêu chí: (i) tan trong nước và (ii) chứa thành phần có tính dẫn dụ cho từng loài.
Điều đó giải thích tại sao con giun là mồi câu rất hiệu nghiệm! Giun vào nước giải phóng các chất tan trong nước và kích thích cơ quan thụ cảm ở cá [4]. Và lần tới khi đi câu, bạn hãy sử dụng mồi tươi. Vì nếu để lâu, mồi câu đã mất đi đáng kể các chất dẫn dụ và không còn hấp dẫn cá nữa.
Peptide chức năng từ tôm – Chất dẫn dụ hiệu quả trên thủy sản.
“Peptide Chức Năng từ Tôm”đáp ứng được yêu cầu về chất dẫn dụ hiệu quả ở thủy sản. Với khối lượng phân tử trung bình thấp (khoảng 231Da), “Peptide Chức Năng từ Tôm” tan trong nước. Ngoài ra, “Peptide Chức Năng từ Tôm” chứa hàm lượng cao Alanine, Leucine, Phenylalanine và Glycine …– các amino acid dẫn dụ tôm và cá hiệu quả, trong đó nhiều amino acid chưa được thương mại hóa.
Trong thử nghiệm của Dương (2018) [5], “Peptide Chức Năng từ Tôm” cho hiệu quả dẫn dụ gần như tương đương dịch mực thủy phân, và tốt hơn dịch cá thủy phân – các chất dẫn dụ truyền thống trong nuôi trồng thủy sản. Điều này khẳng định hiệu quả dẫn dụ ưu việt của “Peptide Chức Năng từ Tôm” như là một giải pháp mới trong nuôi trồng thủy sản.
Như vậy lần tới khi đi câu, thay vì dùng giun, bạn có thể thử “Peptide chức năng từ tôm” của VNF nhé. Vì sản phẩm này đã được nhiều công ty thức ăn chăn nuôi tin dùng rồi.
Gia súc gia cầm
Trong số các loài gia súc gia cầm, heo rất nhạy cảm với mùi và vị. Heo đánh hơi tốt hơn chó với 1,113 gen khứu giác (trong khi chó có 872 gen khứu giác) [6]; và cảm nhận vị tốt hơn người (Heo có số lượng núm vị giác cao gấp 3 lần người) [7].
Ngoài ra, heo là một “fan trung thành” của vị umami [8] [9]! Nếu nuôi heo, bạn hoàn toàn có thể trộn bột ngọt (monosodium glutamate) – gia vị tạo vị umami bạn vẫn dùng trong nhà bếp – vào thức ăn heo giúp heo ăn nhiều hơn.
Peptide chức năng từ tôm – Chất dẫn dụ hiệu quả trên gia súc gia cầm.
“Peptide Chức Năng từ Tôm” chứa nhiều loại amino acid tạo vị umami, đặc biệt glutamic acid.
Thay thế bột cá bằng “Peptide Chức Năng từ Tôm” đem lại hiệu quả tốt hơn về lượng tiêu thụ thức ăn và tăng trường vật nuôi. Theo Nguyễn (2014) [10], khi thay thế 1.5% bột cá bằng 6.75% “Peptide Chức Năng từ Tôm”, lượng thức ăn tiêu thụ và cân nặng tăng tương ứng 17% và 32% so với nghiệm thức đối chứng 3% bột cá. “Peptide chức năng từ tôm” cũng thơm và ngon (và hiệu quả) không kém gì bột cá!
Vậy nên bạn có thể sử dụng “Peptide chức năng từ tôm” trên heo thay vì bột ngọt (nếu bạn có ý định). Và trên cả các con gia cầm (gà, vịt) như các đối tác của VNF cũng đang sử dụng!
GIÁ TRỊ CỦA PEPTIDE CHỨC NĂNG TỪ TÔM
Trước đây, thức ăn chăn nuôi thường chứa bột cá – nguồn cung dinh dưỡng và là chất dẫn dụ và ngon miệng hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn cung bột cá giảm dần, đòi hỏi một giải pháp thay thế bền vững. “Peptide chức năng từ tôm” là một giải pháp sáng tạo, đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, và đặc biệt là đảm bảo tính bền vững & thân thiện môi trường – điều mà rất ít công ty trên thế giới làm được, trong đó có VNF nhờ vào mô hình sản xuất bền vững ứng dụng công nghệ sinh học theo định hướng không chất thải (chi tiết trong bài 5).
Bổ sung sản phẩm có tính dẫn dụ và ngon miệng như “Peptide chức năng từ tôm”, vật nuôi ăn nhiều và tăng trưởng tốt hơn, giảm hao phí thức ăn và ô nhiễm môi trường sống. Điều này không những cần thiết với các loài thủy sản truyền thống (rất cần giảm bột cá trong khẩu phần ăn mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến vật nuôi), mà còn mở ra nhu cầu mới trên các loài gia súc gia cầm (ít dùng bột cá nhưng cần chất dẫn dụ để tăng thức ăn tiêu thụ và hiệu quả chăn nuôi). VNF đã tiến hành nhiều thực nghiệm và thực tế cho thấy “Peptide chức năng từ tôm” có tiềm năng ứng dụng và mang đến hiệu quả tốt trên nhiều loại vật nuôi khác nhau.
Ngoài ra “Peptide Chức Năng từ Tôm” đặc biệt phát huy hiệu quả dẫn dụ và ngon miệng trong các trường hợp vật nuôi biếng ăn như khi bị ốm hay bị stress (Vật nuôi cũng bị stress như chúng ta vậy!) nhất là con non trong giai đoạn cai sữa và “ăn dặm”. Hoặc bổ sung peptide tôm để giấu vị đắng của thuốc trong khẩu phần ăn chữa bệnh (cũng giống như siro ho vị cam mà hồi bé bạn vẫn uống). Mà thực ra, sử dụng sản phẩm peptide chức năng từ tôm, có lẽ bạn cũng không cần sử dụng thuốc trên vật nuôi nhiều đâu. Hãy đón xem bài tới của series, chúng tôi sẽ bật mí thêm!
Nguồn tham khảo
[1] Hara, T. J. (1994). The diversity of chemical stimulation in fish olfaction and gustation. Reviews in Fish Biology and Fisheries, 4(1), 1–35.
[2] Bardera, G., Usman, N., Owen, M., Pountney, D., Sloman, K., Alexander, M. (2018). The importance of behaviour in improving the production of shrimp in aquaculture. Reviews in Aquaculture.
[3] Thomas, H. (2009). Feed attractants for juvenile chinook salmon prepared from hydrolysates of pacific hake. University of British Columbia open collections.
[4] “Chemoreception in aquatic environment: A primer”. Aquaculture Alliance, https://www.aquaculturealliance.org/advocate/chemoreception-in-the-aquatic-environment-a-primer. Retrieved on 06/4/2021.
[5] Duong .M, (2018). Đánh giá một số chất dẫn dụ bổ sung vào thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
[6] Sigler, N. M. (2016). The Theoretical Application and Comparison of the Olfactory Sensory Organs in Swine vs Canines for Accelerant and Explosives Detection
[7] Roura, E. (2003). Recent studies on the biology of taste and Olfaction in mammals. New approaches in pig Nutrition.
[8] “The good taste of pigs (Part II): Let it be umami”. Pig333, https://www.pig333.com/articles/the-good-taste-of-pigs-part-ii-let-it-be-umami_4383. Retrieved on 06/4/2021.
[9] Guzmán-Pino, S. A., Lazcano, C., De Luca, V., Figueroa, J., Valenzuela, C., & Roura, E. (2019). Dietary Inclusion of Monosodium Glutamate in Gestating and Lactating Sows Modifies the Preference Thresholds and Sensory-Motivated Intake for Umami and Sweet Solutions in Post-Weaned Pigs. Animals : an open access journal from MDPI, 9(6), 336.
[10] Tha. N.T, (2014). Nghiên cứu sử dụng dịch chiết đầu tôm thủy phân thay cho bột cá dùng làm nguồn cung protein trong thức ăn heo thịt.