Blog

Vietnam Foods: CÔNG NGHỆ SINH HỌC XỬ LÝ PHỤ PHẨM TÔM HOÀN TOÀN CÓ THỂ ỨNG DỤNG Ở CÁC “THỦ PHỦ TÔM” KHÁC

Công ty công nghệ sinh học Vietnam Food (VNF) hy vọng có thể kết nối và hợp tác với các “thủ phủ tôm” trên toàn thế giới để tiếp tục “chiết xuất tối đa giá trị” từ đầu và vỏ tôm thẻ chân trắng, công ty trao đổi với Undercurrent News  

Hiện tại, theo ước tính sơ bộ, Việt Nam đang thải ra (và lãng phí) 1.000 tấn phụ phẩm tôm/ngày gồm đầu, vỏ và các bộ phận khác không được sử dụng trong quá trình chế biến thủy sản. Mục tiêu của VNF là tận thu và chiết xuất mọi phần có thể của nguyên liệu này cho tới khi chỉ còn lại nước sạch – nước sạch sau đó được tái sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, và quy trình này sẽ tiếp tục lặp lại.

Vào cuối năm 2021, VNF đã bắt đầu vận hành dây chuyền sản xuất thương mại chất chống oxy hoá tự nhiên Astaxanthin, bổ sung vào danh mục sản phẩm hiện tại của VNF bao gồm Nguyên liệu thức ăn (Ví dụ như gia vị), Dinh dưỡng sinh học hay peptides, và Chitosan – một loại polymer sinh học. 

Trước đó, vào cuối năm 2019, VNF dành được giải thưởng Sáng tạo “Dinh dưỡng tương lai” tại triển lãm về Nguyên liệu Thực phẩm (Fi) 2019 được tổ chức ở Paris.  Chia sẻ với Undercurrent, ông Lộc Phan – giám đốc điều hành công ty, và là nhà sáng lập của Vietnam Investment Group, một trong những cổ đông của VNF – cho rằng đây là một bước tiến trong hành trình chinh phục sự công nhận của quốc tế của chúng tôi”.

Bà Lily Phan – Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế tại VNF chia sẻ thêm: “VNF sẵn sàng trao đổi cơ hội hợp tác với các đối tác khác, ở các quốc gia khác

“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi nên đi một mình. Thế giới có rất nhiều người tài và công nghệ tân tiến. Tuy chúng tôi có thể tự hào nói rằng mô hình sản xuất của VNF rất độc đáo, nhưng thật sự là nó đã được phát triển nhờ vào hợp tác chiến lược với nhiều đối tác khác nhau”.

“Chứng minh thành công tính khả thi của mô hình này tại Việt Nam, chúng tôi thường nhận được câu hỏi liệu VNF có thể nhân rộng mô hình ở Ecuador hay các thủ phủ tôm khác. Câu trả lời là có, và thực tế là chúng tôi đang nghiên cứu khả năng này.”

Chúng tôi tin rằng công nghệ sinh học có thể thay đổi ngành công nghiệp chế biến tôm ở tất cả các thủ phủ tôm, “và từ đó thậm chí có thể thay đổi cả quốc gia đó;  loại bỏ rào cản vô hình cản trở một số ngành công nghiệp, đặc biệt là tôm, phát triển đúng với tiềm năng “.

Bà Lily cũng chia sẻ rằng VNF đang làm việc với nhiều đối tác khác nhau, ứng dụng mô hình công nghệ sinh học của VNF trên các đối tượng khác nhau, như tôm hùm đất (crayfish) với một doanh nghiệp ở Đức.

“Các ngành thủy sản, gia cầm… tất cả đều gặp vấn đề về phụ phẩm, cản trở sự phát triển của ngành. Chúng tôi đang làm việc với các doanh nghiệp trong ngành, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và kiến thức của VNF, nhằm giải quyết triệt để vấn đề”, bà Lily cho biết.

Bản dịch từ nguyên tác Tiếng Anh “Vietnam Foods: No reason shrimp biotech can’t boom in other production capitals’” (Vietnam Foods: No reason shrimp biotech can’t boom in other production capitals – Undercurrent News) của tác giả Neil Ramsden trên Undercurrent News.