Blog

ASTAXANTHIN SERIES – PHẦN 1/9: ASTAXANTHIN TỪ TÔM – THẦN DƯỢC TỪ THIÊN NHIÊN!

DẠO ĐẦU SIÊU NĂNG LỰC NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI KẾT

Nếu bạn có theo dõi các bài viết của VNF, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với Peptide và Chitosan từ tôm. Thế nhưng không dừng lại ở đó, càng tìm hiểu sâu, chúng tôi lại càng ngạc nhiên về những giá trị mới có thể chiết xuất từ tôm (mà nhất là từ vỏ tôm – thứ mà bạn vứt bỏ hằng ngày trong bữa ăn đấy nhé!). Một trong số đó chính là ASTAXANTHIN – một dưỡng chất quý giá với nhiều đặc tính thần kỳ và được mệnh danh là “Vua của các chất chống oxy hóa”. Như một tinh hoa ẩn mặt, Astaxanthin giấu mình trong nhiều lớp cấu trúc nhưng lại mang một sắc màu tươi đẹp và chứa đựng những tính năng tuyệt vời.

Để hiểu được giá trị của Astaxanthin, trước hết hãy cùng tìm hiểu ASTAXANTHIN LÀ GÌ, được tạo ra NHƯ THẾ NÀO, và có NHỮNG CÔNG DỤNG gì nhé.

ASTAXANTHIN LÀ GÌ & ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?

Astaxanthin được nhà khoa học Richard Kuhn phát hiện vào năm 1938 khi thực hiện nghiên cứu về nhóm sắc tố có trên tôm hùm, và trong cùng năm đó, ông cũng được nhận giải Nobel hoá học cho công trình nghiên cứu về caroteinoid và vitamin [1].

Astaxanthin là một sắc tố thuộc nhóm Caroteinoid có màu đỏ rất đặc trưng. Trong tự nhiên, Astaxanthin có nhiều trong da, thịt, vây, vỏ của các loài tôm, cua, cá hồi, tảo đỏ… Màu cam đỏ tự nhiên của Astaxanthin đôi khi được chuyển thành màu xanh, màu vàng, hay màu nâu sẫm nếu kết hợp với một số protein khác (ví dụ như trong tôm), và đều chuyển sang màu cam đỏ khi được nấu chín.

Động vật KHÔNG CÓ khả năng tự tổng hợp Astaxanthin. Các loài tôm, cá, và chính chúng ta phải lấy Astaxanthin từ nguồn thực phẩm. CHỈ CÓ một số loại vi tảo, nấm, vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp (bio-synthesis) Astaxanthin; trong đó vi tảo là nguồn phổ biến nhất [2]. Các loài sinh vật phù du, tôm, cá ăn các loại tảo này và tích tụ dần Astaxanthin trong da, thịt, vây, vỏ… Điều này lý giải một phần tại sao các loại tôm/cá hồi nuôi thường sẽ có màu thịt/vỏ nhạt hơn các loại tôm/cá hồi sống ở môi trường tự nhiên, nên hiện này nhiều công ty nuôi trồng thủy sản đã bổ sung thêm chất tạo màu đỏ như Astaxanthin vào khẩu phần ăn để tăng màu thịt/vỏ.

Hình 1: Vòng quay của Astaxanthin trong tự nhiên

VÌ SAO GỌI ASTAXANTHIN LÀ THẦN DƯỢC?

Trở lại câu chuyện của tảo, chúng chỉ tổng hợp Astaxanthin trong điều kiện môi trường sống không thuận lợi như thiếu dinh dưỡng, độ mặn cao, cường độ ánh sáng mạnh… Astaxanthin được tạo ra giúp tảo chống lại stress từ môi trường để tồn tại và sinh trưởng. Nhờ cơ chế kì diệu đó của thiên nhiên, Astaxanthin sở hữu tính năng chống oxy hóa vượt trội – cũng là tính năng được biết đến nhiều nhất của Astaxanthin.

Tuy nhiên không dừng ở đó, Astaxanthin còn là 1 loại “siêu thực phẩm” hỗ trợ hầu hết các chức năng và bộ phận trong cơ thể: từ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh sản… cho đến cơ, khớp, da, mắt… và kể cả ngăn ngừa ung thư!

Hình 2: Thần dược Astaxanthin ứng dụng cho mọi loài

Với nhiều hoạt tính sinh học ưu việt, Astaxanthin mang lại lợi ích cho nhiều loài động vật. Từ các loài dưới nước (tôm, cá…) đến các loài trên cạn (heo, bò, gà…), các em thú cưng (chó, mèo…), và Con Người. Astaxanthin tự nhiên hứa hẹn sẽ là một bước đột phá tuyệt vời cho các ứng dụng về tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh của nhân loại.

CÁC NGUỒN ASTAXANTHIN PHỔ BIẾN & HẠN CHẾ

Astaxanthin hiện có 2 nguồn phổ biến là Astaxanthin tổng hợp (~90% thị phần – 2014) [3] và Astaxanthin tự nhiên (chủ yếu từ vi tảo).

Dù hiệu quả đã được minh chứng từ lâu nhưng Astaxanthin vẫn chưa được sử dụng phổ biến và nguồn cung còn hạn chế (nhất là với Astaxanthin tự nhiên), chủ yếu do rào cản về công nghệ và chi phí sản xuất cao. Chỉ khi giải quyết được bài toán chi phí và nguồn cung, chúng ta mới khai thác được hết tiềm năng của Astaxanthin tự nhiên và mở ra nhiều ứng dụng mới.

Hình 3: Tổng quan các nguồn Astaxanthin phổ biến trên thế giới

Astaxanthin từ phụ phẩm tôm là một trong những giải pháp tiềm năng!

Sản xuất từ phụ phẩm tôm với nguồn cung dồi dào và tăng trưởng nhanh, VNF sở hữu công nghệ đặc biệt (ứng dụng công nghệ sinh học theo định hướng không-chất-thải) cho phép chiết xuất Astaxanthin hiệu quả với chi phí cạnh tranh.

Tự hào là một trong số ít công ty trên thế giới có thể chiết xuất được Astaxanthin tự nhiên từ tôm, VNF mong muốn mở rộng nguồn cung Astaxanthin và mang giải pháp Astaxanthin đến nhiều đối tượng sử dụng. Bước đầu là trên Vật nuôi – vốn dĩ có nhu cầu rất lớn nhưng chưa khả thi về tính kinh tế – để góp phần tăng cường sức khỏe, giảm kháng sinh, cải thiện phúc lợi… từ đó cải thiện hiệu quả chăn nuôi, hướng đến phát triển tự nhiên và bền vững.

Nguồn:

[1] Award ceremony speech. NobelPrize.org. Nobel Prize Outreach AB 2021. https://www.nobelprize.org/prizes/chemistry/1938/ceremony-speech/ [assessed 12 Nov 2021]

[2] B. Capelli, D. Bagchi & G. Cysewski (2013), “Synthetic astaxanthin is significantly inferior to algal-based astaxanthin as an antioxidant and may not be suitable as a human nutraceutical supplement” Nutrafoods., doi: 12. 10.1007/s13749-013-0051-5.

[3] S. H. A. Raza et al., “Beneficial effects and health benefits of Astaxanthin molecules on animal production: A review,” Res. Vet. Sci., vol. 138, no. March, pp. 69–78, 2021, doi: 10.1016/j.rvsc.2021.05.023.